Tất cả mọi người đều đầu hàng trước tính hữu hạn… Ngôn từ có tính trường tồn còn tôi thì không.
– KHI HƠI THỞ HOÁ THINH KHÔNG, Paul Kalanithi, Trần Thanh Hương dịch.
KHI HƠI THỞ HOÁ THINH KHÔNG là tự truyện viết trong thời gian chiến đấu với bệnh ung thư của một bác sĩ. Anh ra đi khi còn rất trẻ 38 tuổi, nhưng thật không thể tưởng tượng làm sao anh có thể chuyển từ thạc sĩ văn học chuyển qua tiến sĩ y khoa phẫu thuật thần kinh.
Chỉ 200 trang sách có lẽ nó đã được tác giả gắng gượng viết trong những ngày cuối đời, chắc rằng còn nhiều điều nữa anh muốn viết, nhưng những điều anh viết trong cuốn tự truyện này thật sự thách thức lòng can đảm của độc giả bởi những kiến thức về y khoa đặc biệt là những chi tiết về giải phẫu con người, vậy nhưng mình đã đọc nó mà không cảm thấy ghê sợ, có cảm giác như chính tác giả đang tiếp thêm sức mạnh cho độc giả trước những chi tiết ớn lạnh trong phòng giải phẫu.
Một chi tiết không biết có phải là thú vị không đó là bác sĩ họ có nghe nhạc khi đang phẫu thuật. Hôm trước xem phim #TheLastFace thấy tay bác sĩ trong phim cũng thường nghe Red Hot Chilli Peppers khi giải phẫu. Vậy ra đây là cách các bác sĩ biến công việc lạnh lùng với dao mổ, thậm chí là cưa và máu… trở nên nhịp nhàng và bớt căng thẳng hơn.
Chỉ 200 trang sách không quá nhiều chi tiết cuộc đời được kể lại, nhưng đủ để độc giả thấy một con người uyên bác một trái tim đầy nhiệt huyết dù trong văn học hay y khoa anh đều xuất sắc. Một ý chí vô cùng mạnh mẽ sẵn sàng từ bỏ tất cả để bắt đầu một con đường mới. Và sẵn sàng bất chấp tất cả để theo đuổi con đường mình đang đi. Đọc cuốn sách này tôi thật sự cảm thấy như tiếp thêm sức mạnh vào những điều mình đã có thể cần thay đổi và nên đổi thay.
Bị ấn tượng với cái bìa vội mua ngay khi nó mới xuất bản, nhưng rồi khi nhận sách từ bưu điện mở ra lại có cảm giác lạnh lùng với những trang giấy. Để rồi bỏ mặc nó lại trên giá cho đến sau khi từ bệnh viện trở về từ đợt sốt xuất huyết, trong lúc chẳng được làm việc gì thì lôi sách ra đọc. Dù vậy mình vẫn đoán: đây là cuốn sách hay vì khi đọc tự truyện của các tác giả nước ngoài luôn thể hiện một tư duy khoa học, logic nhưng cũng cho thấy họ là những con người giàu cảm xúc.
Khi viết vài dòng về cuốn sách này thì nhận thấy rằng mình đang xa dần với lỗi viết theo cảm xúc ngày xưa.
12.10.2017
Một đoạn trích hay trong sách.
Biến khoa học thành người nắm quyền của siêu hình học tức là loại bỏ không chỉ Chúa khỏi thế giới mà còn cả tình yêu, sự thù hận, và lẽ sống – coi một thới giới mà tự thân nó là hiển nhiên không phải thế giới mà chúng ta đang sống. Điều đó không có nghĩa là nếu bạn tin vào ý nghĩa sống, bạn cũng phải tin vào Chúa. Điều đó tức là nếu bạn tin rằng khoa học không chứng tò gì về Chúa, bạn sẽ gần như bị bắt buộc phải kết luận rằng khoa học sẽ không chứng tỏ gì về lẽ sống, và do đó bản thân cuộc sống chẳng có ý nghĩa gì cả. Nói theo các khác, những luận điệu về sự tồn tại chẳng có vai trò gì, mọi kiến thức đều chỉ là kiến thức khoa học.
Thế nhưng, nghích lý là, các phương pháp khoa học chỉ là sản phẩn của bàn tay con người và do đó không thể vươn tới sự thật vĩnh cửu. Chúng ta xây dựng lý thuyết khoa học để sắp xếp và thao túng thế giới, để quy các hiện tượng thành các đơn bị có thể quảng lý được. Khoa học được dựa trên khả năng lập lại và tính khác quan nó tạo ra. Ngoài việc điều đó hình thành cho khoa học khả năng tạo ra các nhận định về vật chất và năng lượng, nhưng đồng thời cũng khiến các kiến thức khoa học không thể áp dụng được đối với bản chất mang tính bản năng và tồn tại của cuộc sống con người, vốn là độc nhất, chủ quan và không thể dự đoán. Khoa học có thể cung cấp cách hữu dụng nhất để tổ chức các dữ liệu thực nghiệm, lặp đi lặp lại, nhưng quyền năng để làm được điều đó của nó lại dựa trên sự bất lực trong việc thấu hiểu những mặt chính yếu nhất của con người: hy vọng, sợ hãi, tình yêu, thù hận, vẻ đẹp, ghen tị, tôn sùng, yếu ớt, đấu tranh, chịu đựng, và đức hạnh.
Giữa những đam mê cốt lõi này và lý thuyết khoa học sẽ luôn tồn tại một khoảng cách. Không có hệ tư duy nào chứa được sự trọn vẹn của trải nghiệm con người. Lĩnh vực siêu hình học vẫn là lĩnh vực khám phá (suy cho cùng, thứ mà Ockham nhắc đến là cái này chứ không phải chủ nghĩa vô thần). Và chủ nghĩa vô thần chỉ được chứng minh là đúng dựa trên những cơ sở này mà thôi. Người theo thuyết vô thần đầu tiên khi ấy là vị chỉ huy pháo đài của Graham Greene trong tác phẩm Quyền lực và Vinh Quang, với những thuyết vô thần xuất phát từ sự mặc khải về không hiện hữu của Chúa. Chủ nghĩa vô thần thực sự duy nhất phải được dựa trên tầm nhìn tạo ra thế giới. Câu trích dẫn ưa thích của rất nhiều người theo thuyết vô thần từ nhà sinh học Pháp được trao giải Nobel Jacques Monod đều không lột tả được khía cạnh so sáng này: “Giao ước cổ phân thành nhiều mảnh; con người cuối cùng cũng hiểu được anh ta cô đơn trong cái bao la vô tình của vũ trụ, ở trong đó sự xuất hiện của con người chỉ là ngẫu nhiên.”
Thế nhưng tôi quay lại với những giá trị trung tâm của Thiên Chúa giáo – sự hy sinh, chuộc tội, tha thứ – bởi vì tôi thấy chúng thật hấp dẫn. Có một sự căng thẳng trong Kinh thánh giữa công lý và sự bao dung, giữa Cực Ước và Tân Ước. Và Tân Ước nói nặng bạn sẽ không bao giờ đủ nhân ái: nhân ái là một thứ quan trọng nhất mà bạn sẽ không bao giờ đạt đến. Tôi tin rằng thông điệp chính của Chúa Jesus là lòng nhân ái luôn luôn chiến thắng công lý.
Không chỉ vậy mà có lẽ thông điệp cơ bản của tội ác nguyên thuỷ không phải là “luôn cảm thấy có lỗi”. Có lẽ nó là gì đó giữa những dòng sau: “Chúng ta đều có ý niệm về việc làm người tốt có nghĩa là gì, và chúng ta sẽ không phải lúc nào cũng làm được người tốt.” Có lẽ suy cho cùng đó mới là thông điệp của kinh Tân Ước. Thậm chí ngay cả khi bạn có một ý niệm được định nghĩa rõ ràng như Leviticus29, bạn cũng không thể sống theo cách đó. Điều đó không chỉ là bất khả, mà là điên rồ.
Hiển nhiên tôi không thể nói điều gì rõ ràng về Chúa, nhưng hiện thực cơ bản của cuộc sống con người có tính thuyết phục hơn nhiều so với quyết định luận mù quáng. Hơn nữa, không ai, kể cả tôi, công nhận sự mặc khải/soi dẫn có được là nhờ bất kỳ thứ quyền uy tri thức nào. Chúng ta đều là những người có lý trí – soi sáng là không đủ. Thậm chí ngay cả khi Chúa nói gì với chúng ta, chúng ta sẽ chỉ coi đó là hoang tưởng.
Rốt cục, tôi tự hỏi, những nhà siêu hình học khát khao làm điều gì?
Từ bỏ?
Gần như vậy.
Vật lộn để tiến tới chữ T in hoa – Truth (Chân lý), nhưng nhận ra nhiệm vụ là bất khả thi – hay dù nếu có thể có được một câu trả lời, thì sự xác minh là không thể.
Cuối cùng, không thể nghi ngờ rằng mỗi chúng ta chỉ có thể nhìn thấy một phần bức tranh. Bác sĩ nhìn thấy một phần, bệnh nhân thấy phần thứ hai, kỹ sư phần thứ ba, nhà kinh tế phần thứ tư, người săn ngọc trai phần thứ năm, kẻ nghiện rượu phần thứ sáu, anh thợ cáp phần thứ bảy, bác chăn cừu phần thứ tám, tên ăn xin người Ấn Độ phần thứ chín, mục sư phần thứ mười. Kiến thức của con người sẽ không bao giờ chưa đựng chỉ trong một con người. Nó nảy sinh từ mối quan hệ mà chúng ta tạo ra giữa mỗi con người với nhau và với thế giới, và vẫn không bao giờ hoàn chỉnh.
Comments
comments